Sự cố bùn vi sinh thường gặp trong quá trình xử lý nước thải
Sự cố bùn vi sinh gây ra các thiệt hại đáng kể cho khách hàng, bài viết này sẽ giúp giảm thiểu tối đa các rủi ro khách hàng gặp phải.
Địa chỉ : 10/5E Nguyễn Thị Thập Bình Thuận Quận 7 Hồ Chí Minh Việt Nam
Hotline : 0931818553
Website : https://thongcongnghetgiare.net/
Các sự cố bùn vi sinh thường gặp hiện nay đang là vấn đề được nhiều khách hàng quan tâm trong quá trình nuôi cấy bùn vi sinh. Các sự cố này xảy ra có rất nhiều nguyên nhân từ khách quan như: thời tiết, yếu tố môi trường bên ngoài cho đến các yếu tố chủ quan đến từ người nuôi cấy và xử lý nước thải.
Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra các trường hợp thường gặp để giúp cho quý khách hàng có thể đo lường trước mọi khả năng có thể xảy ra và giảm thiểu tối đã rủi ro cho mình trong quá trình nuôi cấy và xử lý nước thải.
Sự cố bùn vi sinh thông thường và hướng giải quyết
Sự bùn vi sinh cố bọt và váng
Nguyên nhân:
Các chất hoạt động trên bề mặt xuất hiện nhiều trong nước thải.
Cách khắc phục:
Điều chỉnh hoặc kiểm tra lại sự tuần hoàn của bùn
Ngưng các thiết bị sục khí tại bể hiếu khí và khuấy ở bể thiếu khí.
Tăng lượng dinh dưỡng cho vi sinh vật lên (F/M).
Sau khi tắt máy thì để bế lặng lại sau đó khuấy lại từ 45 phút đến 1 tiếng và bơm nước ngược vào bể để lắng.
>>> XEM THÊM: Hướng dẫn nuôi bùn vi sinh hiệu quả 2022
Sự cố bùn vi sinh lắng chậm
Sự cố bùn vi sinh lắng chậm, mịn nước thải sau đó có màu vàng
Nguyên nhân sự cố bùn vi sinh lắng chậm, mịn:
Thiếu thức ăn hữu cơ cho các vi sinh vật dẫn đến việc các vi sinh vật thiếu chất dinh dưỡng và dần dần trở nên mịn.
Khắc phục như sau:
Tăng lượng F/M lên theo tỷ lệ nhất định.
Tăng cường thêm số lượng nước thải đầu vào cần xử lý.
Tăng cường các hợp chất hữu cơ trong tự nhiên cho các vi sinh vật.
Sự cố bùn vi sinh lên trong bể chứa
Nguyên nhân
Thiếu khí oxy do việc lạm dụng khử nitrate quá nhiều, những bóng khí nitơ được tạo trong đợt bơm lần 2 kết dính với các bông bùn hoạt tính để nổi lên mặt nước.
Trường hợp này rất dễ xử lý như sau:
Cân bằng và đo lường lượng nitrate của nước thải vào trong bể lắng.
Tăng thêm số lượng bùn tuần hoàn vào bể.
Tăng số lượng oxy hòa tan (DO) vào trong bể.
Giảm thời gian lưu bùn trong bể lại (SRT).
Sự cố bùn vi sinh bung trong bể chứa
Nguyên nhân:
Các vi sinh vật hình thành dưới dạng sợi cố gắng bành trướng khỏi bông bùn làm cho chỉ số thể tích bùn (SVI) tăng lên hơn 100.
Hoặc có thể do lượng Oxy hòa tan (DO) thấp đồng thời pH ở mức dưới 6 từ đó vi khuẩn dần hình thành bông bùn, đây chính là điều kiện thuận lợi cho các vi sinh vật này bành trướng.
Một nguyên nhân hiếm gặp khác là do thiếu chất dinh dưỡng trong quá trình nuôi cấy và xử lý.
Cách khắc phục có thể làm như sau:
Điều chỉnh các chất dinh dưỡng tiệm cận về trạng thái sau: 100mg/l BOD : 5mg/l tổng Nitơ : 1mg/l Photpho : 0,5 mg/l sắt.
Làm cho thể tích bùn (SVI) nhỏ hơn 150 bằng cách thêm
10-50 mg/l Clo hoặc 50-200 mg/l H2O2.
Tăng hoặc giảm thời gian lưu bùn tùy thuộc vào mức độ của nó.
Nâng tỷ lệ tuần hoàn bùn lên.
Tăng lượng Oxy hòa tan (DO) trong bể hiếu khí sao cho lớn hơn 1mg/l
Đẩy nồng độ pH lên trên 7.
>>> XEM THÊM: Bùn vi sinh là gì và ứng dụng bùn vi sinh trong xử lý nước thải
Các sự cố bùn vi sinh thường gặp và cách khắc phục
Sự cố bùn vi sinh hoạt tính
Vấn đề sự cố bùn vi sinh hoạt tính xảy ra thường xuyên trong hệ thống xử lý nước thải. Bùn vi sinh hoạt tính là bùn được tạo ra bằng phương pháp sinh học trong hệ thống xử lý nước thải. Các vi sinh vật có lợi cho kỹ thuật xử lý nước thải được đưa vào bùn sinh học. Vi sinh vật sử dụng các chất hữu cơ trong nước thải làm chất dinh dưỡng để loại bỏ các chất hữu cơ có hại ra khỏi nguồn nước.
Vi khuẩn là nhóm vi sinh quan trọng nhất trong quá trình phân hủy các hợp chất hữu cơ và là thành phần chính của bùn hoạt tính. Bản chất của các hợp chất hữu cơ trong nước thải quyết định vi khuẩn nào là chủ yếu.
Nước thải có chứa protein kích thích sự phát triển của Alcaligenes và Flavobacterium cũng như Bacillus. Đồng thời, nếu nước thải có chứa cacbohydrat hoặc hydrocacbon, nó có thể kích thích vi khuẩn Pseudomonas.
Có ba loại bùn vi sinh: bùn hoạt tính hiếu khí, bùn vi sinh kỵ khí và bùn vi sinh kỵ khí. Mỗi loại sẽ có đặc điểm bông cặn và màu bùn khác nhau, điều này sẽ được giải thích ở phần dưới.
Sự cố bùn vi sinh khó lắng và cách khắc phục
Hiện tượng này xảy ra thường xuyên ở các bể sinh học và bể hiếu khí như đã kể ở trên. Đặc điểm của các dạng bùn này là thường nổi trên mặt nước do hình dạng xốp và nhẹ nguyên nhân là do các vi sinh vật dạng sợi xuất hiện như ở các bể hiếu khí, bể lắng.
Việc nhận biết sự cố này có thể được quan sát bằng mắt thường thông qua các sợi bùn xuất hiện trên bề mặt chất lỏng hoặc bùn lắng chậm, vùng nước lắng có các hạt lơ lửng màu vàng hoặc váng vàng hoặc bề mặt lắng lớn màu nâu đen.
Để khắc phục các loại vi khuẩn dạng sợi xuất hiện trong bể khách hàng có thể thử 1 số phương pháp sau:
Làm chậm lại quá trình xả bùn ra khỏi bể hiếu khí không lớn hơn 10% trên 1 ngày. Quá trình này sẽ kết thúc khi khách hàng quan sát thấy chỉ còn một lượng nhỏ bọt bong bóng trên bề mặt của bể sục khí.
Các phương pháp khác có thể tham khảo ở trên do sự cố này đều có nét tương đồng với nhau.
Sự cố bùn vi sinh khó lắng và cách khắc phục hiệu quả.
Sự cố bùn vi sinh nở phình và khó lắng.
Sự cố diễn ra tại các bể lắng, các kỹ sư khi xử lý nước thải phải chú ý đến việc quan sát kiểm tra bể này thường xuyên. Đối với sự cố bùn nở phình lên trong bể hiếu khí có thể được hiểu bởi nguyên nhân như sau:
Vi khuẩn dạng sợi là một trong những chủng vi sinh vật có trong bùn hoạt tính trong hệ thống xử lý nước thải. Đây là lý do tại sao Sự cố bể hiếu khí phát sinh: bùn không lắng, bùn nổi lên, bùn nổi…
Hiện tượng dễ gặp khi xảy ra sự cố này là:
Dễ bắt gặp rất nhiều vi sinh vật dưới dạng sợi đang bành trướng dưới kính hiển vi.
Các loại vi sinh vật này to hơn bình thường do thiếu dinh dưỡng quá mức.
Cách khắc phục được diễn ra như sau:
Định lượng lại hàm lượng Nitơ, photpho và Sắt trong bể để có thể bơm thêm hàm lượng dinh dưỡng sao cho BOD/N > 100/3, BOD/P > 10/1, BOD/Fe > 100/0.5
Vi khuẩn phát triển nhờ lượng oxy hòa tan (DO) thấp, đối với trường hợp này cần kiểm tra lại tất cả lượng DO tại mọi ngóc ngách của bể sục khí rồi sau đó tiến hành tăng công suất của máy sục khí lên để bơm thêm oxy vào bể hoặc có thể giảm lượng thức ăn cho vi sinh vật F/M sao cho phù hợp với lượng DO ở trong bể.
Nồng độ pH dao động bất thường. Xác định được nước đang ở trạng thái nào và xác định nguồn nào làm cho nồng độ pH thay đổi, rồi tiến hành tăng độ pH theo tỷ lệ NaOH/ NaHCO3/Na2CO3.
Khử trùng nước thải với 1 lượng từ 5-10mg/l Clo và bơm thêm khí oxy vào khu vực đầu vào của nước thải đối với các trường hợp xuất hiện nhiều các vi sinh vật tạo thành dạng sợi ở nước thải đầu vào.
Phía trên là tất cả nguyên nhân, hiện tượng và cách khắc phục khí gặp su co bun vi sinh xảy ra tại bể hiếu khí. Lưu ý khí thực hiện tất cả các phương pháp trên cần phải thêm bước Khử trùng dòng RAS cùng với 1 –10kgCl /1000kg MLSS.
Sự cố bùn vi sinh nở phình khó lắng trong xử lý nước thải.
Sự cố bùn vi sinh và khái niệm các loại bùn vi sinh
Ta đã tìm hiểu về các sự cố xảy ra nhiều trong quá trình nuôi cấy và xử lý nước thải công nghiệp, tiếp theo đây chúng tôi sẽ khái quát về một số định nghĩa của bùn vi sinh cho quý khách hiểu rõ hơn:
✅Bùn vi sinh là gì?
Hiện nay, do sự phát triển của các ngành công nghiệp nặng cũng như tốc độ đô thị hóa đang diễn ra nhanh chóng tại Việt Nam thì kéo theo các hệ quả về ô nhiễm môi trường, không đủ nguồn nước sạch để cung cấp cho người dân. Các chi phí để xử lý nước thải bằng máy móc rất là tốn kém, thế cho nên bùn vi sinh được ra đời như giải pháp hiệu quả giải quyết được bài toán chi phí cho các nhà máy xử lý nước thải tại Việt Nam.
Theo định nghĩa thường gặp, bùn vi sinh được xem là bể chứa của các vi sinh vật, nấm, vi khuẩn và xác của các loại động vật hoặc côn trùng. Khi nuôi cấy tập hợp này với các điều kiện dinh dưỡng và đảm bảo về mặt khoa học thì nó sẽ được dùng để xử lý nước thải hoặc chất thải trong các bể chứa hiện nay.
✅Bùn vi sinh thiếu khí
Có màu nâu sẫm khác biệt so với hai loại còn lại, trong bùn này có đan xen các bọt khí ở trong, theo thời gian thì các bọt khí sẽ ngày càng lớn thêm và làm cho các bông bùn này nổi lên trên mặt nước (dễ bị nhầm lẫn với sự cố bùn khó lắng).
✅Bùn vi sinh hiếu khí
Bùn này có màu nâu nhạt và sáng hơn bùn kỵ khí hoặc các loại thông thường khác, khi tồn tại trong nước thải chúng sẽ duy trì trạng thái lơ lửng trong nước, khi chuyển thành các bông bùn chúng sẽ bị lắng xuống từ từ do khối lượng riêng của loại này sẽ nặng hơn nhiều so với nước.
✅Bùn vi sinh kỵ khí
Đây là loại sẽ dễ nhận biết nhất bởi vì chúng có màu xanh đen, chúng có hai dạng là lơ lửng và dạng hạt, loại này rất hay được dùng trong xử lý các chất thải còn lại trong bể chứa. Một điểm đặc biệt nữa là khi chúng ta đốt chúng lên chúng sẽ xuất hiện một ngọn lửa màu xanh rất đẹp mắt. Ngoài ra khi đựng bằng chai, can hoặc thứ gì làm bằng nhựa thì 1-2 ngày sẽ làm cho vật chứa ấy bị phồng lên do khí Metan có trong bùn này.
Các loại bùn vi sinh thiếu khí, kỵ khí, hiếu khí
Bài viết trên đã tập hợp đầy đủ các sự cố bùn vi sinh có thể xảy ra trong quá trình nuôi cấy và xử lý nước thải. Nếu có thêm bất kỳ thắc mắc nào hoặc bạn muốn mua bùn vi sinh hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline: 0931818553 hoặc có thể ghé đến trụ sở của chúng tôi tại: 10/5E Nguyễn Thị Thập Bình Thuận Quận 7 Hồ Chí Minh Việt Nam. Công ty thông cống nghẹt giá rẻ Tiến Minh rất vui nếu được nhận nhiệm vụ bảo vệ môi trường sống của các bạn.
Tags: Sự cố bùn vi sinh; sự cố bể hiếu khí; sự cố bùn vón cục; bùn vi sinh lắng chậm, mịn; vi sinh vật dạng sợi, sự cố bùn vi sinh hoạt tính, Su co bun vi sinh