Hướng dẫn nuôi bùn vi sinh hiệu quả 2022
Nuôi bùn vi sinh là phương pháp sinh học mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp như tiết kiệm chi phí, thân thiện với môi trường. Tuy nhiên để nuôi cấy đúng cách thì cần phải làm thế nào hãy cùng danhngondoisong.net tìm hiểu nhé.
Địa chỉ: 10/5E Nguyễn Thị Thập, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh
SĐT: 0931818553
Website: thongcongnghetgiare.net
Tại sao ngày nay tại sao nhiều người lại quan tâm đến hướng dẫn nuôi bùn vi sinh?
Vấn đề xử lý nước thải đang mang lại sự quan tâm từ nhiều doanh nghiệp, với nhiều cách xử lý khác nhau như xử lý bằng phương pháp hóa học và phương pháp sinh học.
Đối với những doanh nghiệp, công ty, trường học có quy mô lớn thì xử lý nước thải bằng phương pháp hóa học mang lại nhiều tốn kém và không đảm bảo hiệu quả.Thì xử lý nước thải bằng biện pháp sinh học, cụ thể là sử dụng bùn vi sinh có thể giải quyết được các vấn đề mà các biện pháp hóa không có được.
Để thúc đẩy quá trình làm sạch nước thải bằng bùn đang là sự lựa chọn hàng đầu của các chuyên gia vì dễ sử dụng và giá thành rẻ, dễ tái chế phù hợp với các doanh nghiệp có hệ thống nước thải lớn và đặc biệt là thân thiện với môi trường.
Bài viết này sẽ tổng hợp những kiến thức cần thiết giúp các bạn hiểu và nắm bắt những điều cơ bản như cách tính toán liều lượng, các chỉ số môi trường để bùn sinh trưởng tốt.
Hướng dẫn nuôi bùn vi sinh- khái niệm và phân biệt bùn vi sinh
Trước tìm hiểu về cách nuôi bùn vi sinh, chúng ta cần biết khái niệm, phân loại các loại bùn.
Bùn vi sinh là gì?
Là loại bùn được sử dụng trong quá trình xử lý nước thải sinh học, trong bùn có chứa các vi sinh vật nhưng chiếm phần lớn là vi khuẩn. Chúng được kết dính với nhau dưới dạng bông màu nâu và dễ lắng.
Ngoài ra trong bùn còn có các vi sinh vật khác như nấm, men, các loại vi khuẩn,...và chất rắn khác chiếm 40%.
Bùn ở trạng thái tốt nhất khi đủ các yếu tố như có màu nâu, mùi đất, khi lắng trong 30 phút độ lắng sẽ dao động 200-300 mL/L, SVI sẽ là 80-150.
Bùn vi sinh gồm 3 loại
✅ Bùn vi sinh hiếu khí
Đặc điểm:
- Màu nâu nhạt
- Thường có trạng thái lơ lửng, các bông bùn có khối lượng nặng nên thường lắng xuống trước.
✅ Bùn kỵ khí
Là loại bùn thường được dùng trong các bể kỵ khí để xử lý chất thải, đặc điểm gồm:
- Có màu đen.
- Khi cho loại bùn kỵ khí này vào các chai lọ, thì sau 1-2 ngày các chai sẽ phồng lên do khí metan được tạo ra từ bùn đó. Được chia làm 2 dạng bùn khí lơ lửng và bùn dạng hạt.
✅ Bùn vi sinh thiếu khí
Được sử dụng cho bể anoxic với các đặc điểm sau đây:
- Có màu nâu sẫm
- Bông bùn thiếu khí thường sẽ lớn hơn bông bùn hiếu khí, độ lắng nhanh
- Có các bọt khí nằm trong bông bùn thiếu khí ở bể. Sau 30 phút thì các bọt khí to dần ra làm cho các bông bùn nổi trên mặt nước.
- Ngoài ra, khi dùng đũa thủy tinh hay thổi nhẹ các bông bùn, chúng vỡ ra thành giọt khí không màu không mùi,..
XEM THÊM: NẠO VÉT HỐ GA QUẬN 2 UY TÍN ƯU ĐÃI 40%
Cách nuôi bùn vi sinh
Hướng dẫn nuôi bùn vi sinh có thực sự cần thiết
Công dụng bùn vi sinh điều mà các cá nhân hay doanh nghiệp đều muốn biết. Trong quá trình xử lý nước thải bùn có chức năng tháo rời các hệ thống hữu cơ trong hệ thống thoát nước. Từ đó các tế bào được kích thích kết hợp với oxy giúp cải thiện nước thải.
Vi khuẩn bùn là nhóm sinh vật quan trọng cũng là thành phần phá hủy các chất hữu cơ trong bể nước thải. Các vi khuẩn trong bùn sẽ có vai trò:
- Nước thải chứa protein sẽ kích thích sự phát triển của các loài Alcaligenes, Bacillus và Flavobacterium.
- Nếu môi trường nước thải chứa carbohydrate hoặc hydrocacbon sẽ kích thích Pseudomonas.
- Nấm được coi là một bệnh bùn và xảy ra khi nước thải có nồng độ hydrocacbon cao, pH thấp và thiếu chất dinh dưỡng.
- Protozoa chỉ đóng một vai trò nhỏ trong việc ổn định và phân huỷ chất hữu cơ. Động vật nguyên sinh thích bùn có nồng độ chất hữu cơ thấp. Nếu có nhiều vi khuẩn bơi lội tự do sẽ kích thích phát triển các cơ thể trôi nổi tự do.Khi dân số giảm, các loài ciliates tiêm mao sẽ thay thế các loài ciliates liên kết tự do.
Công dụng bùn vi sinh
Hướng dẫn nuôi bùn vi sinh hiệu quả cho người mới bắt đầu
Việc hướng dẫn nuôi bùn vi sinh xử lý nước thải cho người mới bắt đầu ta cần xác định được lượng bùn vi sinh cần thiết, chúng ta cần thực hiện các xét nghiệm để xác định xem hệ thống có đạt tiêu chuẩn hay không. Đầu tiên khi bắt đầu là thực hiện các bước sau:
Kiểm tra công nghệ nuôi cấy bùn vi sinh
Thực hiện bước này chúng ta cần người thực hiện công đoạn này có kiến thức thực tế và sự am hiểu về các công nghệ xử lý nước thải. Từ đó xác định, đánh giá những yếu tố có ảnh hưởng đến quá trình nuôi cấy và xử lý nước thải bằng bùn vi sinh.
Kiểm tra hệ thống nuôi cấy bùn và chất lượng nước thải
Khi sử dụng công nghệ xử lý nước thải bằng quá trình sinh học, có hai yếu tố sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển đến khả năng nuôi và phát triển vi sinh vật đó là hàm lượng và nồng độ ô nhiễm của nước thải. Vì thế để phát huy tối đa tác dụng của bùn, việc đầu tiên là phải kiểm tra các chỉ số đầu vào của nước thải và bảo đảm nồng độ ô nhiễm nằm ở mức cho phép. Vì thế, nước thải cần phải xác định các yếu tố sau trước khi xử lý sinh học bằng bùn:
✅ Độ pH: từ 6.5-8.5
✅ Nồng độ oxy hòa tan: DO = 2-4 mg/l
✅ Tổng lượng muối hòa tan (TDS): <= 15 g/l
✅ Nhiệt độ: 10-40 độ C
✅ Chỉ tiêu BOD5: <= 500 mg/l
✅ Tổng chất rắn: <= 150 mg/l
✅ Tỉ lệ BOD5:N:P: 100:5:1
Ngoài ra vi sinh vật trong bùn sẽ không phát huy tác dụng một cách tốt nhất nước thải có chứa các chất tẩy rửa, chất độc hại,..
XEM THÊM: SỰ CỐ THƯỜNG GẶP TRONG QUÁ TRÌNH XỬ LÝ NƯỚC THẢI
Hướng dẫn nuôi bùn vi sinh xử lý nước thải
Hướng dẫn nuôi bùn vi sinh - Những quy trình chi tiết
Quy trình nuôi bùn vi sinh không thể bỏ qua các bước sau:
Bước 1: Tiến hành bổ sung nồng độ cần thiết của bùn vào bể, nồng độ bùn bổ sung vào bể từ 10 đến 15% tổng nồng độ bùn là tiêu chuẩn phù hợp. Toàn bộ thời gian nuôi bùn luôn được kiểm tra, nồng độ nước thải đầu vào và cân bằng dinh dưỡng cho các vi sinh.
Ta có quy trình nuôi cụ thể như sau:
✅ Ngày 1: Cho bùn vào bể đồng thời cấy men vi sinh hiếu khí, sau đó bật máy thổi khí sục trong 4 tiếng. Chúng ta tiến hành kiểm tra thông số nước thải đầu vào, pH, OD, nhiệt độ, SV30, rồi ghi lại và lưu trữ dữ liệu ban đầu.
✅ Ngày 2: Tắt sục khí tiếp đến ta để bùn lắng trong 2 giờ. Sau đó xả nước sạch và bơm nước thải mới trong 1 giờ chỉ với 20% tổng lưu lượng đã qua xử lý. Sau đó ta tiến hành sục khí và bổ sung men vi sinh hiếu khí vào bể. Kiểm tra các thông số trong hệ thống và ghi chúng lại để ta có thể kiểm tra sự phát triển của vi sinh vật trong .
✅ Ngày 3-4: Làm tương tự các bước giống ngày thứ 2
✅ Ngày 5: Tắt máy sục khí, để yên sau 2 giờ, cho hết phần nước cũ ra ngoài, cho nước mới vào. Sau đó tiếp tục sục khí và tiếp tục kiểm tra thêm các thông số nước thải đầu vào.Qua 5 ngày tiếp tục theo dõi nồng độ SV30, tải lượng nước thải tăng lên 30% so với lượng nước thải mỗi giờ.
✅ Ngày 6: kiểm tra các thông số đầu vào của nước thải, nhiệt độ, DO, pH. Để kiểm tra khả năng tạo bông và khả năng lắng của bùn ta cần lấy mẫu nước thải . Nếu nó đang trong quá trình phát triển vẫn tiếp tục cung cấp nước thải liên tục, nhưng chỉ với tải lượng nước thải khoảng 10% tổng lưu lượng mỗi giờ. Sau đó ta bật hệ thống thoát khí hoạt động ở chế độ tự động.
✅ Những ngày tiếp theo lặp lại các bước của các ngày trước.
Bước 2: Giám sát lượng nước ra mỗi ngày
Nếu chất lượng bùn không đạt, ta nên kiểm tra lại cách hoạt động, kiểm tra lại các chỉ số đầu vào. Theo dõi nước đầu vào và tăng thời gian lưu trữ của bể.
Quy trình nuôi bùn vi sinh
Hướng dẫn nuôi bùn vi sinh - cách bùn vi sinh phát triển
Cách nuôi cấy bùn vi sinh để chúng phát triển nhanh nhất đó là sử dụng công nghệ sinh học trong xử lý nước thải bằng bùn vi sinh trong bể sục khí. Với công nghệ này vi sinh vật được sử dụng để làm nguồn nước bị ô nhiễm.
Chất hữu cơ trong nước thải được vi sinh vật sử dụng là một nguồn dinh dưỡng. Vì thế chúng có thể phát triển và làm giảm ô nhiễm nước. Vi sinh vật cần khoảng 4-8 tuần để thích nghi. Bạn có thể áp dụng các cách sau để tối ưu được thời gian ủ và quá trình phát triển nhanh hơn:
Giảm thiểu thời gian ủ bằng cách thêm hỗn hợp bùn vi sinh, việc thêm các hợp chất nền và vi khuẩn khỏe mạnh vào hệ thống sẽ làm tăng khả năng thích ứng của vi sinh vật mẹ.
Ứng phó với sự xuất hiện của vi khuẩn không mong muốn, với sự xuất hiện của vi khuẩn dạng sợi trái cây là một vấn đề đáng quan tâm. Chúng gây ức chế sự phát triển của vi sinh vật có lợi theo ý mình và giảm chất lượng nước.
Nhập số lượng vi sinh vật rể vào bể sục khí, dùng chủng nấm men có nguồn gen được tối ưu, các yếu tố này cho phép bạn nhanh chóng khôi phục lại sự cân bằng trong bể.
Nuôi cấy bùn vi sinh
Hướng dẫn nuôi bùn vi sinh và những điều cần lưu ý
Cách nuôi cấy bùn vi sinh xử lý nước thải, để bùn có được chất lượng tốt nhất ta cần phải đầy đủ các vi chất, khoáng chất với tỉ lệ thích hợp. Những điều cần lưu ý khi nuôi cấy vi sinh xử lý nước thải:
✅ Nuôi vi sinh trong hệ thống xử lý nước thải mới
- Thời điểm thích hợp để nuôi cấy vi sinh vật là khoảng thời gian trong ngày hoặc sáng sớm. Vì lúc này nhiệt độ môi trường khoảng 25-30 độ phù hợp để vi sinh thích nghi với môi trường mới. Vi sinh vật phải được kích hoạt khi nuôi cấy.
-Tuy nhiên cần bổ sung các chất dinh dưỡng khác để cân đối dinh dưỡng cho quá trình đồng hóa và tăng trưởng sinh khối vi sinh.
✅ Nuôi vi sinh trong hệ thống xử lý nước thải đang hoạt động
- Khi hệ thống nước thải đang hoạt động, việc nuôi cấy có thể gây sốc. Nguyên nhân là do nồng độ của các chất ô nhiễm cao. Thời gian tốt nhất là cuối tuần, trong khoảng thời gian này hệ thống sẽ không hoạt động và lượng nước lưu thông trong hệ thống sẽ không có nước thải mới. Là thời điểm lý tưởng để nuôi cấy và cải thiện bùn vi sinh.
Trên đây là những thông tin về hướng dẫn nuôi bùn vi sinh mà danhngondoisong, hy vọng với hướng dẫn trên mọi người sẽ thấy hiệu quả hơn khi áp dụng vào công việc
tags: hướng dẫn nuôi bùn vi sinh, hướng dẫn nuôi cấy bùn vi sinh, cách nuôi vi sinh kỵ khí,nuôi vi sinh hiếu khí, quy trình nuôi,cấy bùn vi sinh, cách nuôi bùn vi sinh, hướng dẫn nuôi bùn vi sinh xử lý nước thải, cách nuôi cấy bùn vi sinh xử lý nước thải, công dụng bùn vi sinh